Nhân lực Việc làm cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thách thức cho các cơ sở đào tạo

Lượt xem:

Đọc bài viết

Đào tạo nhân lực chất lượng cao là nhu cầu tất yếu để phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Ảnh: TG

Đào tạo nhân lực chất lượng cao là nhu cầu tất yếu để phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Ảnh: TG

Trong định hướng phát triển, Đà Nẵng đang từng bước khẳng định là một thành phố trọng điểm của miền Trung, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với đó, nhu cầu về nguồn nhân lực lao động càng lớn, yêu cầu chất lượng càng cao, tạo ra thách thức không nhỏ cho thành phố cũng như các cơ sở đào tạo nhân lực…

Nhu cầu lao động lớn

Tại “Tọa đàm mùa xuân 2019”, đại diện Công ty CP Long Hậu cho biết, đơn vị đã triển khai dự án đầu tiên tại phân khu phụ trợ thuộc Khu công nghệ cao Đà Nẵng (được thu hút vào khoảng 120 doanh nghiệp); các dự án tạo ra khoảng 8.000 việc làm kỹ thuật cho lao động địa phương. Ngoài dự án nhà xưởng phụ trợ kể trên, Công ty CP Long Hậu cũng tiến hành các thủ tục ban đầu để đầu tư các dự án khu công nghiệp phụ trợ và khu công nghiệp Hòa Ninh. Dự kiến, dự án là môi trường sản xuất kinh doanh của khoảng 200 Doanh nghiệp sản xuất; tạo ra 25.000 việc làm…

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Kunio Umeda – Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng. Số doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, hiện có 127 doanh nghiệp thành viên, kéo theo đó là nhu cầu về lao động không hề nhỏ.

Theo báo cáo của Sở LĐ,TB&XH Đà Nẵng, với định hướng phát triển KT-XH và dự thảo quy hoạch Trung tâm Việc Làm Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhu cầu lao động tăng thêm đến năm 2025 hơn 250.000 người và đến năm 2030 là 450.000. Nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn ở Đà Nẵng như du lịch, dịch vụ, công nghệ thông tin có tốc độ tăng nhanh.

Cần cái bắt tay chặt của “ba nhà”

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra Việc Làm Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, Công nghiệp công nghệ cao, Kinh tế biển và chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn: Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ

Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Lao động đang và sẽ là nút thắt cổ chai lớn đối với phát triển kinh tế của thành phố. Cần nghiêm túc nhìn nhận các vấn đề tồn tại về cơ cấu và chất lượng lao động hiện nay, có kế hoạch dự báo cụ thể và chủ động tạo nguồn lao động trên cơ sở hợp tác hiệu quả với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

 

Nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việc Làm Đà Nẵng như du lịch, dịch vụ, công nghệ thông tin có tốc độ tăng nhanh. Thế nhưng, nhân lực hiện tại thiếu tay nghề cao, chưa đáp ứng yêu cầu. Ông Takeshi Takeuchi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng cho rằng, là một thành phố có dân số trẻ, lao động thông minh và năng động, Đà Nẵng cũng có nhiều người đến học tập nên việc phát triển nhân lực chất lượng cao… sẽ là điểm cộng để thu hút nhà đầu tư. Sự phát triển của doanh nghiệp kéo theo các cơ hội làm việc vì thế tính chọn lọc cũng tăng nhưng tỷ lệ gắn bó với nơi làm việc giảm. Hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng lớn về lĩnh vực CNTT và công nghiệp nhưng khó tìm kiếm nguồn nhân lực. Lao động chất lượng cao thường tìm kiếm cơ hội để “nhảy việc” khiến lao động chất lượng giảm xuống. Thêm vào đó, lao động Việt Nam đang có xu hướng đi làm việc tại các thị trường khác ở nước ngoài nên cạnh tranh rất lớn.

Tuy có lợi thế về dân số trẻ, có 80 trường ĐH, CĐ và cơ sở dạy nghề nhưng thực tế yêu cầu chất lượng nhân lực cao đang đặt ra thách thức lớn cho Đà Nẵng. Nguyên nhân do nhu cầu lao động tăng và có sự dịch chuyển lớn, tình trạng mất cân đối giữa đào tạo và tuyển dụng, chưa có sự kết nối giữa nghiên cứu dự báo thị trường lao động để định hướng đào tạo. Mặt khác, phần lớn doanh nghiệp còn thụ động, trông chờ nguồn nhân lực sẵn có để tuyển dụng. Doanh nghiệp kêu ca chất lượng lao động không đáp ứng, phải đào tạo lại, trong khi đó mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo còn lỏng lẻo.

Theo ông Takeshi Takeuchi, các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ nhằm có kế hoạch và tiếng nói chung trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Mỹ Hương, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Việt Anh, Đại học Đà Nẵng đề xuất, chính quyền thành phố nên có một diễn đàn, nơi các cơ sở đào tạo gặp gỡ với các giám đốc hay chuyên gia nhân sự của các công ty dịch vụ. Thực tế, các cơ sở đào tạo hiện nay đều rất nỗ lực đưa doanh nghiệp đến gần với nhà trường hơn, nhưng để đáp ứng được nhu cầu thực tế thì nhà trường và doanh nghiệp phải cùng bắt tay nhau hợp tác.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng – ông Đặng Việt Dũng cho rằng, cần có một “địa chỉ” để kết nối “3 nhà” gồm nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp. Để gỡ bỏ rào cản về nhận thức và cơ chế, chính sách thì cần sự tham gia của các nhà khoa học, các doanh nghiệp; các trường đại học cần xây dựng một chương trình đào tạo tiếp cận với thị trường, tăng kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên; các doanh nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp để góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thành phố…

Hà Ánh