TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CÁC TỆ NẠN TRONG HỌC ĐƯỜNG
Lượt xem:
Ngày nay, trong quá trình cả nước ta đang thực hiện phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đặc biệt là việc mở cửa hòa nhập với thế giới, đất nước đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đời sống của người dân đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực không nhỏ đến những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong những mặt trái đó là tình trạng các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, con người đa số trở nên sống vô cảm, đạo đức xã hội có phần xuống cấp…
Những mặt trái này của cơ chế thị trường ngày càng có tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học hiện nay. Nhiều tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào học đường như trộm cắp, bạo lực, ma túy, thiếu lý tưởng sống trong sáng, cao đẹp, sống vô cảm, sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sống thiếu văn minh, thiếu ý thức chấp hành pháp luật …
Việc giáo dục thế hệ trẻ biết sống có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người công dân, biết tuân thủ pháp luật, biết thực hiện nếp sống văn minh…là trách nhiệm chủ yếu của các nhà trường hiện nay. Nếu mỗi nhà trường đều quan tâm và làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho học sinh về những vấn đề nêu trên, sẽ góp phần không nhỏ vào việc vun đắp, xây dựng một xã hội văn minh. Đó là một trong những mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hiện nay.
Trường THPT Nguyễn tất Thành trong nhiều năm qua đã luôn quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh của nhà trường. Ngay từ đầu mỗi năm học, tập thể chi ủy và tập thể lãnh đạo nhà trường đã tổ chức nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành, của các cơ quan liên quan về các vấn đề trên. Từ đó, bàn bạc để thống nhất xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nội dung trên cho suốt năm học. Trong năm học 2016-2017, nhà trường đã quán triệt và yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu kỹ các văn bản sau:
- Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an, quy định về khu dân cư , xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.
- Công văn số 3354/UBND-NC ngày 15 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Đăk Nông, về việc triển khai thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an.
- Hướng dẫn số 46/HD-CAT-PV28 ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Công an tỉnh Đăk Nông, về việc hướng dẫn thực hiện Công văn số 3354/UBND-NC ngày 15 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Đăk Nông.
- Công văn số 986/SGDĐT-VP ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Nông, về việc chỉ đạo thực hiện Thông tư số 23 /2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an.
- Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2015 của liên bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục.
- Công văn số 985/SGDĐT-VP ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Nông, về việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp số 01/QCPH-CAT-SGDĐT.
- Kế hoạch số 1010/KH-SGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Nông, về việc Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường.
- Kế hoạch số 100/KH-BCĐ ngày 09 tháng 09 năm 2016 của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, Tai nạn xã hội và thực hiện Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Kế hoạch số 2002/KH-SGDĐT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, về việc Tổ chức sinh hoạt chuyên đề tuyên truyền về an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục năm học 2016-2017.
- Công văn số 2013/SGDĐT-CTTT ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, về việc triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016.
- Công văn số 1881/SGDĐT-GDTrH ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, về việc Triển khai Chương trình “ An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2016-2017.
- Công văn số 2037/SGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, về việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông năm học 2016-2017.
Nhằm thực hiện tốt nhất các văn bản nêu trên, đồng thời nhằm cung cấp những thông tin hữu ích về các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường, giáo dục học sinh có ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Đặc biệt là các tệ nạn như ma túy, HIV/AIDS, bạo lực học đường. Đồng thời giáo dục các em nắm vững những hiểu biết, những kỹ năng cơ bản để tham gia giao thông đúng luật. Ngày 02 tháng 12 năm 2016, nhà trường đã có tờ trình số 10/TTr-THPTNTT, về việc mời cơ quan Công an tỉnh Đăk Nông, Công an huyện Đăk R’Lấp về tại trường tuyên truyền về phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội khác có nguy cơ ảnh hưởng đến các em học sinh, tuyên truyền về an toàn giao thông…. Ngày 13 thang 12 năm 2016, Phòng CSĐTTPMT của Công an tỉnh Đăk Nông đã có kế hoạch số 497/KH-PC47, về việc Tuyên truyền phòng, chống ma túy tại trường THPT Nguyễn Tất Thành, xã Nghĩa Thắng, huyện Đăk R’Lấp. Mục đích của buổi ngoại khóa tuyên truyền là giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về việc phòng, chống các tệ nạn xã hội; giúp các em có ý thức cao trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là thực hiện luật giao thông những vấn đề có liên quan thiết thực hàng ngày đối với các em. Ngoài ra, nhà trường cũng yêu cầu các em không những thực hiện mà còn phải biết tuyên truyền các nội dung trên đến người thân trong gia đình, đến mọi người xung quanh mình cùng tham gia thực hiện các quy định của pháp luật…
Được sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo Đăk Nông, sự phối hợp của công an tỉnh Đăk Nông, công an huyện Đăk R’lấp. Ngày 16 tháng 12 năm 2016, tại sân trường THPT Nguyễn Tất Thành tổ chức buổi tuyên truyền An toàn giao thông và các tệ nạn xã hội trong học đường.
Trong buổi tuyên truyền có sự tham gia của Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, công an tỉnh, công an huyện Đăk R’lấp. Các báo cáo viên đã lần lượt tuyên truyền đến học sinh nhà trường các tệ nạn đang ngày càng xâm nhập vào trong học đường.
Bắt đầu buổi tuyên truyền đồng chí Thượng tá Phạm Sơn – trưởng phòng phòng chống Ma túy công an tỉnh Đăk Nông tuyên truyền về tác hại của Ma túy “Ma túy không được thử dù chỉ một lần”, cách nhận dạng ma túy, cần sa, cô ca in, trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống ma túy học đường. Trong đó nhấn mạnh “Phòng, chống ma túy nói chung và phòng chống ma túy trong học đường nói riêng cần có sự nỗ lực của gia đình, mỗi nhà trường và toàn xã hội. Cần chung sức không để tệ nạn nguy hiểm này tàn phá thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước”
Phần thứ hai đồng chí Đỗ Bá Kiên – Đội trưởng đội cảnh sát giao thông huyên Đăk R’lấp lên tuyên truyển về “An toàn giao thông trong học đường”. Mở đầu phần tuyên truyền đồng chí chia sẻ “Hàng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người, theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia, mỗi ngày đất nước chúng ta có khoảng 24 người chết vì tai nạn giao thông, tai nạn giao thông đã gây thiệt hại từ 40.000 đến 60.000 tỷ đồng mỗi năm. Vì vậy tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn đáng báo động đối với đất nước ta. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông chính là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia đông nhất hiện nay. Thế nên cần có những biện pháp tối ưu để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay”.
Tiếp theo đồng chí dẫn chứng những vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện Đăk R’lấp liên quan đến học sinh gần đây như: Học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu – Đăk Ru gây tai nạn dẫn đến chết người, bản thân học sinh điều khiển xe gây tai nạn bị chấn thương sọ não hay một học sinh ở nhân cơ, trước khi chưa gây ra tai nạn gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá (thu hoạch một năm khoảng 500 đến 800 triệu đồng), tuy nhiên khi học sinh này gây ra tai nạn bị chấn thương sọ não, gia đình phải bán hết tài sản để chạy chữa, dẫn đến kinh tế gia đình ngày càng eo hẹp ….. Từ đó đồng chí chỉ ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đối với lứa tuổi học sinh “Nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của các em học sinh, đa phần các em chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành luật. Có những học sinh biết rõ luật nhưng cố tình vi phạm, mặc dù biết mình chưa đủ tuổi để điều khiển xe trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường. Mặc dù biết tốc độ tối đa khi điều khiển xe nhưng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi tính mạng của mình. Hoặc học sinh cố tình không đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe mô tô, xe gắn máy. Học sinh đi xe không có giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe……”.
Những nguyên nhân trên trở thành điều đáng lo ngại cho tính mạng của học sinh, vì vậy để chấp hành tốt luật an toàn giao thông trong nhà trường cần:
– Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ.
– Đừng xem thường việc đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng khi tham gia giao thông.
– Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
– Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền luật giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông.
Phần thứ 3 là phần tuyên truyền về “Các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường”, phần này thiếu úy Bùi Lê Hiếu là báo cáo viên trong đoàn của Sở Giáo dục và Đào tạo phụ trách, bằng cách nói chuyện mạch lạc, cách tổ chức trò chơi linh hoạt, đồng chí đã thu hút học sinh tham gia tìm hiểu về mạng xã hội Facbook, tìm hiểu thế nào là bạo lục học đường.
Tiếp theo đồng chí dẫn chứng những vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện Đăk R’lấp liên quan đến học sinh gần đây như: Học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu – Đăk Ru gây tai nạn dẫn đến chết người, bản thân học sinh điều khiển xe gây tai nạn bị chấn thương sọ não hay một học sinh ở nhân cơ, trước khi chưa gây ra tai nạn gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá (thu hoạch một năm khoảng 500 đến 800 triệu đồng), tuy nhiên khi học sinh này gây ra tai nạn bị chấn thương sọ não, gia đình phải bán hết tài sản để chạy chữa, dẫn đến kinh tế gia đình ngày càng eo hẹp ….. Từ đó đồng chí chỉ ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đối với lứa tuổi học sinh “Nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của các em học sinh, đa phần các em chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành luật. Có những học sinh biết rõ luật nhưng cố tình vi phạm, mặc dù biết mình chưa đủ tuổi để điều khiển xe trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường. Mặc dù biết tốc độ tối đa khi điều khiển xe nhưng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi tính mạng của mình. Hoặc học sinh cố tình không đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe mô tô, xe gắn máy. Học sinh đi xe không có giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe……”.
Những nguyên nhân trên trở thành điều đáng lo ngại cho tính mạng của học sinh, vì vậy để chấp hành tốt luật an toàn giao thông trong nhà trường cần:
– Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ.
– Đừng xem thường việc đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng khi tham gia giao thông.
– Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
– Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền luật giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông.
Phần thứ 3 là phần tuyên truyền về “Các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường”, phần này thiếu úy Bùi Lê Hiếu là báo cáo viên trong đoàn của Sở Giáo dục và Đào tạo phụ trách, bằng cách nói chuyện mạch lạc, cách tổ chức trò chơi linh hoạt, đồng chí đã thu hút học sinh tham gia tìm hiểu về mạng xã hội Facbook, tìm hiểu thế nào là bạo lục học đường.
Từ cách tổ chức của đồng chí thiếu úy Bùi Lê Hiếu học sinh đã nhận thức được tác dụng và tác hại của mạng xã hội. “Các em học sinh hiểu được mạng xã hội cho phép các em giao lưu và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý, thời gian và độ tuổi. Cho phép chúng ta có thể giao lưu kết bạn với tất cả mọi trên thế giới có cùng sở thích và quan điểm với mình. Mạng xã hội có thể giúp các em học hỏi thêm rất nhiều kiến thức , trau dồi những kỹ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình…. Tuy nhiên nếu nghiện mạng xã hội không chỉ khiến cho bạn giành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến các em buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những mối quan hệ “ảo” hơn những gì trước mắt. Mạng xã hội cũng khiến cho các em giết chết sự sáng tạo, rất dễ rơi vào trầm cảm…..”
Đến vấn đề trao đổi về “bạo lực học đường”, các em học sinh nhà trường sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình đồng thời tham gia các trò chơi do ban tổ chức đưa ra. Từ đó các em hiểu được nguyên nhân, hành động và tác hại của bạo lực học đường, cũng qua đó chúng ta rút ra được “Quan hệ bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng sự sáng tạo của cá nhân, đồng thời ràng buộc cá nhân vào trong những quan hệ tất yếu để phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời để ngăn chặn bạo lực học đường cần có sự phối hợp của: Gia đình, nhà trường, xã hội. Trước hết mỗi thầy cô phải là tấm gương sáng cho các em, chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử thuyết phục học sinh. Phụ huynh học sinh cần quan tâm đến con em mình, bảo vệ con mình bằng cách trang bị cho các em các kỹ năng sống cơ bản như báo cáo ngay với giáo viên khi có dấu hiệu bị bắt nạt, hành hung từ những học sinh khác. Trong gia đình cha mẹ hãy là tấm gương sáng về lối sồng và các mối quan hệ. Song song với đó các tổ chức xã hội như Đoàn – Đội cần có những hoạt động bổ ích thu hút sự tham gia nhiệt tình của các em…”
Như vậy chỉ trong một buổi sáng, dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Nông, sự phối hợp của công an tỉnh, công an huyện Đăk R’lấp, nhà trường đã tổ chức thành công buổi tuyên truyền nói trên. Qua đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục học sinh nhà trường, nâng cao chất lượng của nhà trường đi lên.
Bài, ảnh: trường THPT Nguyễn Tất Thành