Dự báo nguồn lực giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm học 2022-2023

Lượt xem:

Đọc bài viết

Dự báo nguồn lực giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm học 2022-2023

Để công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt hiệu quả cao thì khâu quan trọng và quyết định là đổi mới chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đối với giáo viên, việc thực hiện chương trình sẽ nảy sinh những vấn đề cần giải quyết như: thay đổi cơ cấu đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông; giáo viên ở cấp học này phải chuyển từ dạy đơn môn sang dạy môn học có tính tích hợp rộng; cơ cấu đội ngũ giáo viên cũng phải đa dạng hơn; quản lý kế hoạch dạy học ở nhà trường sẽ phức tạp hơn. Dự báo nguồn lực giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm học 2022-2023 để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục và định hướng công tác cán bộ cho những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tính đến hết năm 2019

Toàn tỉnh hiện có 1.269  giáo viên; trong đó: môn Toán có 191 giáo viên; môn Vật lý có 137 giáo viên; môn Hóa học có 107 giáo viên; môn Sinh học có 100 giáo viên; môn Công nghệ có 12 giáo viên; môn Ngữ văn có 172 giáo viên; môn Lịch Sử có 78 giáo viên; môn Địa lý có 71 giáo viên; môn GDCD có 48 giáo viên; môn Anh văn có 153 giáo viên; môn Tin học có 69 giáo viên; môn Thể dục có 93 giáo viên; môn QPAN có 28 giáo viên; môn Âm nhạc có 3 giáo viên; môn Mĩ thuật có 7 giáo viên. (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo)

Nguồn lực giáo viên cần có để đáp ứng nhu cầu giảng dạy chương trình phổ thông mới cấp THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2023, cụ thể như sau:

Tính Toán Ngoại ngữ Văn Lịch sử Địa lý GDCD Vật lý Sinh học Công nghệ Tin học Thể dục QPAN Hóa Tổng GV kiêm nhiệm cần
GV dạy K10 45 45 45 13 13 12 14 16 20 20 30 15 0 288 214
GV dạy K11 45 38 45 13 13 13 26 19 19 19 26 13 26 313 61
GV dạy K12 42 36 36 18 18 12 24 18 18 18 24 12 24 297 56
Tổng gv theo môn 132 119 126 43 44 37 63 52 57 56 79 40 49 898 331
GV kiêm công tác đoàn và công đoàn 35
GV tỉnh hiện có 191 153 172 78 71 48 137 100 12 69 93 28 107 1259  
GV thừa thiếu

59

34 46 35 27 11 74 48 -45 13 14 -12 58 -5  

 

Như vậy, năm học 2022-2023, năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới nhu cầu giáo viên tối thiểu cần có là 1.264 giáo viên (898 + 331 + 35), trong khi đó số giáo viên hiện có là 1.259, còn thiếu 5 giáo viên, chưa kể đến giáo viên môn Mĩ thuật, Âm nhạc trong nhóm môn công nghệ và nghệ thuật có thể học sinh lựa chọn, chưa kể những trường hợp giáo viên kiêm nhiệm được hưởng số tiết khác như: đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; tổ trưởng; phó tổ trưởng, giáo viên phụ trách thiết bị, phòng học bộ môn,…

Đáng chú ý, giáo viên môn Công nghệ hiện nay trên toàn tỉnh có 12 giáo viên dạy cho cả 3 khối lớp, trong khi đó dự đoán khả năng giáo viên dạy môn này trong năm học 2022-2023 là 57 giáo viên, thiếu 45 giáo viên. Giáo viên môn QPAN dự đoán cần 40 giáo viên để dạy khối 10, trong khi toàn tỉnh chỉ có 28 giáo viên, thiếu 12 giáo viên, mặt khác giáo viên dạy QPAN hiện nay đa số chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019.

Những môn hiện nay giáo viên đang có số dư nhiều so giữa nhu cầu giáo viên cần để dạy trong năm học 2022-2023 với số giáo viên hiện tại là: giáo viên môn Toán, Vật lý, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học và Hóa học.

Định hướng công tác cán bộ các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông đến năm 2023

a) Công tác kiêm nhiệm của giáo viên

Năm học 2022-2023 để giảng dạy Chương trình giáo dục phô thông mới, giáo viên môn Công nghệ và QPAN thiếu trầm trọng. Trong đó giáo viên môn QPAN phần nhiều là giáo viên chuyên ngành Thể dục được đi bồi dưỡng về QPAN 6 tháng để dạy kiêm 2 môn; giáo viên môn Sinh học phần nhiều dạy kiêm nhiệm môn Công nghệ nông nghiệp (lớp 10); giáo viên môn Vật lý phần nhiều dạy kiêm nhiệm môn Công nghệ công nghiệp (lớp 11, 12).

Do đó, trong năm học 2022-2023 không nên phân công cho giáo viên các môn Công nghệ, QPAN làm các công tác kiêm nhiệm như: chủ nhiệm lớp, công tác đoàn thể, phụ trách bộ môn.

Giáo viên môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (ngoại ngữ) dư nhiều, nên để giáo viên các môn này làm kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ giáo dục khác để cân bằng số lượng giáo viên thừa thiếu cục bộ giữa các bộ môn.

b. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm mới cán bộ quản lý

Nên bồi dưỡng giáo viên môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý làm công tác quản lý, cử nhiều giáo viên các môn này tham gia đào tạo, bồi dưỡng các chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho các vị trí quản lý để đủ điều kiện đưa vào quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo để giảm tải dư giáo viên ở các bộ môn này.

 

          Hằng Nga, Phòng TCCB-TC